1. Có tài chính không ổn định
Đầu tư vào bất động sản đòi hỏi phải chi một khoản tiền lớn ngay từ đầu để mua và sở hữu bất động sản. Với những bất động sản đã có sẵn nhà cửa, căn hộ sẵn trên đất còn mất chi phí sửa chữa, bảo trì thường xuyên để tránh xuống cấp.
Cho nên, những người không có tài chính và thu nhập ổn định không nên vội vàng đầu tư vào bất động sản. Vì việc "gắng sức" quá mức để đổ tiền vào bất động sản sẽ có thể khiến cho tài chính cá nhân thêm tồi tệ.
2. Muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh
Đầu tư bất động sản thường là khoản đầu tư dài hạn. Giá trị bất động sản hiếm khi tăng vọt ngay chỉ sau một đêm trừ khi đang lên "cơn sốt", giao dịch sôi động. Với bất động sản đã mua để cho thuê, lợi nhuận hàng tháng cũng không quá cao để thu hồi vốn nhanh như nhiều người kỳ vọng.
Đầu tư bất động sản có thể đưa về thu nhập lớn nhưng không phải ai cũng có thể kiếm tiền. Ảnh: Kavi
Việc bán bất động sản cũng không thể nhanh chóng như bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trừ khi đúng lúc thị trường giao dịch cực kỳ sôi động. Lợi nhuận của bất động sản bạn đã mua chỉ thực sự đến sau một khoảng thời gian nhất định.
3. Người ghét nợ nần
Hiếm có nhà đầu tư bất động sản nào đổ toàn bộ số tiền họ có vào việc mua một mảnh đất hay căn nhà. Thay vào đó, họ có thể chỉ đổ một phần, còn lại sẽ vay tiền từ bạn bè, ngân hàng. Tuy nhiên, khoản vay này phải đảm bảo có thể trả được và tài chính đủ để thanh toán gốc, lãi (nếu có).
Cho nên, người không thích các khoản nợ tốt nhất không vay tiền đầu tư bất động sản. Những người xác định vay để mua bất động sản có nghĩa đã hiểu hết trách nhiệm của cá nhân với khoản nợ, không vay ở mức quá cao so với thu nhập.
4. Không muốn dành thời gian, công sức quản lý tài sản
Cho dù bất động sản bạn mua để đầu tư dài hạn hay ngắn hạn thì cũng phải dành thời gian để quản lý nó. Với những bất động sản cho thuê, bạn phải giao tiếp với người thuê, rao thông tin cho thuê, kiểm tra thường xuyên hay giải quyết các vấn đề phát sinh.
Bất động sản không phải lúc nào thanh khoản cũng nhanh chóng như đầu tư các kênh khác. Ảnh: INC
Còn với bất động sản đầu tư dài hạn, bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên để xem tình trạng của đất đai, có ai xâm phạm hay không...
5. Thích mức độ rủi ro thấp khi đầu tư
Bất động sản không phải là khoản đầu tư mang tính rủi ro cao. Tuy nhiên, nó vẫn có rủi ro hơn nhiều kênh khác. Thị trường bất động sản có thể biến động trong thời gian ngắn, thậm chí giá tăng rồi có thể giảm đến mức chạm đáy, mất nhiều thời gian để hồi phục, giá lên xuống phụ thuộc vào nhiều thông tin kinh tế.
Điều đó có nghĩa nếu giá giảm quá sâu, người đầu tư không cắt lỗ sẽ phải chấp nhận giữ khu bất động sản trong nhiều năm chờ đến khi giá phục hồi về mức đã mua hoặc phải chờ tăng mạnh để có lãi.
6. Những người không ham học hỏi
Đầu tư bất động sản không phải là kiểu mua bán bằng cảm tính. Việc mua bán bất động sản không dễ dàng như mọi người nghĩ mà cần phải học hỏi kinh nghiệm, theo dõi xu hướng thị trường, cập nhật các thông tin.
Trong các kênh đầu tư kể cả đầu tư bất động sản, luôn có những kiến thức mới cần học và tích luỹ. Đặc biệt với những người muốn tối ưu hoá lợi nhuận và tìm kiếm thêm các cơ hội khác thì việc tìm tòi, học hỏi từ sách vở, báo chí hay những người khác là điều rất nên làm.
(Theo Hồng Khanh - https://vietnamnet.vn/, nguồn từ Finance)