Lý thuyết phương pháp ngược để phá băng BDS là nhà đầu tư, người dân có nhu cầu ở thật (tạm gọi chung là NDT) chủ động cởi bỏ tâm lý dè dặt, bất an về thị trường, chờ bắt đáy… để xuống tiền và thực hiện các giao dịch theo nhu cầu, thay vì đợi chờ các quyết sách từ chính quyền và chủ đầu tư các dự án (CDT).

 

 

*** ĐỘNG CƠ:

  • Phần nào giải quyết 1 số khó khăn của nền kinh tế khi: BDS chiếm 11% GDP; liên quan đến nhiều ngành nghề; giải quyết vấn đề thu nhập và tình trạng thất nghiệp đang báo động.
  • BDS cũng là bệ phóng rất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  • Giải quyết an sinh xã hội phát sinh do nền kinh tế yếu kém gây ra…
  • Khai thông sử dụng dòng tiền và xoay vòng trong đầu tư BDS của người dân, nhà đầu tư.

Lý thuyết phương pháp ngược để phá băng BDS là nhà đầu tư, người dân có nhu cầu ở thật (tạm gọi chung là NDT) chủ động cởi bỏ tâm lý dè dặt, bất an về thị trường, chờ bắt đáy… để xuống tiền và thực hiện các giao dịch theo nhu cầu, thay vì đợi chờ các quyết sách từ chính quyền và chủ đầu tư các dự án (CDT).

Khoan vội phán xét nhé. Bình tĩnh xem thêm 1 số gợi ý ứng dụng thực tế sau đây:

 

  1. VỚI SẢN PHẨM CÓ GIÁ TỰ THƯƠNG LƯỢNG (thường là giao dịch giữa những người dân với nhau)
  • Điều kiện có khả năng phát sinh giao dịch:

            + Người bán đang cần tiền, muốn bán nhanh

            + Giá cả hợp lý chấp nhận được theo thị trường. (Chứ giá treo trụ điện thì thua, đương nhiên cũng ko quá thấp)

            + Người mua có nhu cầu mua ở, hoặc thấy giá có khả năng sinh lời (VD có thể sau 1 năm).

  • Hình thức giao dịch:

+ Nút thắt ở đây là: người bán đang cần tiền nhưng kỳ vọng bán giá cao; người mua có nhu cầu ở hay đầu tư nhưng ko thể chốt với giá cao hơn kỳ vọng (cũng đừng kỳ vọng bắt đáy với giá thấp quá)

+ Sau khi 2 bên thỏa thuận và đi đến 1 mức giá “thấp” hợp lý mà cả 2 bên có thể chấp nhận được (nhưng vì người bán kỳ vọng ở mức giá cao hơn, ví dụ sau vài tháng nữa, ngặt nổi lại đang rất cần tiền), 2 bên thống nhất làm thủ tục công chứng mua bán như bình thường và bổ sung thêm 1 thỏa thuận cam kết, với có sự can thiệp của bên thứ 3 là ngân hàng. Bên mua giao cho bên bán trước 1 khoản tương đương 1/3 hay 2/3 giá bán, phần còn lại sẽ bị ngân hàng phong tỏa, cùng với hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán giữ tại ngân hàng. Sau 1 khoản thời gian cụ thể theo thỏa thuận, ví dụ sau 3 tháng, nếu vì lý do gì đó, người bán ko muốn bán nữa (VD bán cho người khác giá cao hơn, đã thu xếp được tài chính…) thì thống nhất hủy HD mua bán trước đây (đã có trong thỏa thuận công chứng trước), nhận lại sổ, trao trả lại người mua số tiền đã nhận trước đây cộng với 1 khoản phí phạt 2 bên đã thỏa thuận trước, số tiền phong tỏa thì ngân hàng gởi lại cho bên mua; còn nếu người bán vẫn muốn tiếp tục duy trì thương vụ thì số tiền phong tỏa sẽ chuyển vào tài khoản người bán, bên mua nhận sổ, hợp đồng mua bán đầy đủ theo luật định.

+ Như vậy, cả 2 bên mua bán đều có thể giải quyết được vấn đề của mình hiện tại tốt hơn là ko thể giao dịch được BDS. Bên bán thu được dòng tiền để phục vụ nhu cầu của mình, mà cũng ko lo bán giá quá thấp. Bên mua cũng có thể thực hiện nhu cầu đầu tư, hoặc nếu ko mua được thì coi như 1 khoản cho vay thu được 1 khoản lợi nhuận đủ kỳ vọng và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cao, giảm thiểu rủi ro.

 

  1. VỚI SẢN PHẨM CÓ GIÁ KHÔNG THƯƠNG LƯỢNG ( thường là giữa doanh nghiệp CDT và người dân)
  • Điều kiện thực hiện:

+ Bên cạnh việc CDT có chính sách giá, chính sách bán hàng đủ hấp dẫn (hiện nhiều CDT đang thực hiện); còn cần thêm sự cam kết về tiến độ và chất lượng (nếu ko đúng, chấp nhận phạt nặng trong hợp đồng), chính sách chiết khấu sau bán hàng, ví dụ sẽ được chiết khấu phần trăm cụ thể khi mua các căn hay dự án khác, hoặc được cấp thẻ VIP đặc biệt với nhiều ưu đãi khi mua hay sử dụng các SP khác của CDT (đại khái là riêng có từ trước đến giờ). Có thể với số lượng giới hạn mà CDT thấy thu được dòng tiền vừa đủ cần thiết để tiếp tục dự án theo kế hoạch.

+ Một số cấp quản lý chức vụ đủ cao và là nòng cốt của công ty tổ chức những buổi “event” chia sẻ các chương trình như trên. Chủ động, có cam kết và vứt bỏ đi cái sỉ diện, cai tôi quá lớn. Công ty đang cần tiền, dự án đang khát vốn mà các cấp quản lý cấp cao ko chịu lâm trận, ko chịu “chìa mặt” ra cam kết với NDT đang hỗ trợ mình thì thua.

+ Tất cả các cam kết đều phải thể hiện bằng văn bản và nội dung phải định lượng bằng các con số rõ ràng. Không chung chung lấp liếm, qua loa. Phải thể hiện thiện chí và chân thành với những NDT đang hỗ trợ mình.

  • Cách thức thực hiện:

+ Khi đã soạn thảo nội dung, tính toán về mức giá, chính sách bán hàng, chương trình khuyến mãi, hậu mãi, các văn bản cam kết và khảo sát mức giá mà thị trường hấp thụ tốt được theo mong muốn, các cấp quản lý chốp bu của CDT lên “timeline” các “tour event” để trực tiếp chia sẻ về dự án và cam kết thực hiện thỏa đáng.

+ Hiện tại 1 số đại diện CDT có đang cơ bản thực hiện. Nhưng chính sách và giá còn trên trời. Nội dung chia sẻ nói quá về triển vọng của SP và còn chung chung. NDT ngày càng khôn ngoan và tiếp cận nhiều nguồn thông tin. Nên nếu CDT có thiện chí và chân thành thì hãy thật lòng, đừng hoa mỹ, thậm xưng quá về sản phẩm của mình. Cứ thật lòng thì NDT sẵn sang đổ tiền thật vào thôi.

+ CDT bỏ đi sỉ diện, thiện chí, chân thành, minh bạch, rõ ràng thông tin thì ko lo gì ko có NDT ủng hộ.

Khi đó, NDT mới dễ dàng cởi bỏ tâm lý dè dặt, tự tin xuống tiền và chốt “deal”

HY VỌNG BỨC TRANH BDS CỦA VIỆT NAM SẼ SÁNG SỦA HƠN KHI VÀO NĂM 2023.